Thực hư thông tin 'bố cắt cổ 2 con rồi tự tử' ở Thái Bình
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) năm 2024 của các sở ngành, địa phương trên địa bàn.Bảng xếp hạng năm nay được TP.HCM chia theo 4 nhóm: sở ngành cung cấp dịch vụ công, sở ngành không cung cấp dịch vụ công, các đơn vị ngành dọc và UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức.Ở nhóm địa phương, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Năm 2023, ở lần đầu tiên TP.HCM công bố xếp hạng chỉ số chuyển đổi số thì Q.Phú Nhuận cũng xếp hạng nhất. Các địa phương còn lại trong top 5 gồm: Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân và Q.10.Ở nhóm các đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT và Sở Y tế. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu chỉ số chuyển đổi số khối sở ngành.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, kế đến là Ban Dân tộc, Thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý khu Nam.Nhóm các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội.Việc xếp hạng chuyển đổi số dựa trên 6 chỉ số: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, hoạt động chuyển đổi số. Riêng nhóm địa phương, ngoài 5 chỉ số đầu còn có thêm chỉ số về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.Xe BMW tại Việt Nam ngày càng dễ tiếp cận, lái có còn 'chất'?
Những giờ qua, hành trình chữa bệnh của bé Bắp đang là tâm điểm trên mạng xã hội. Cùng với mẹ bé Bắp là chị Thu Hòa, thì tiktoker Phạm Thoại cũng là nhân vật được chú ý khi đồng hành cùng 2 mẹ con, đứng ra kêu gọi cộng đồng giúp đỡ Bắp. Trước tranh cãi của cộng đồng mạng xung quanh số tiền hơn 16 tỉ đồng ủng hộ, Phạm Thoại và ekip tuyên bố sẽ trả lời trong phiên livestream tối nay. Cũng trong tối qua, mẹ bé Bắp đã chính thức lên tiếng trả lời truyền thông về những ồn ào xoay quanh chuyện sử dụng tiền từ thiện, phân trần về câu hỏi của cư dân mạng về răng sứ hay chuyện cho con theo học trường quốc tế.Trong khi đó, dân tình cũng đang liên tục tranh cãi về một sản phẩm do Quang Linh Vlogs quảng cáo trong livestream của mình với lời giới thiệu hấp dẫn "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau". Tuy nhiên, ngay sau đó đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều cho rằng quảng cáo có phần lố về công dụng. Dòng xin lỗi mới đây của Quang Linh đã nhận được nhiều sự chú ý.Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên. Quý vị hãy để lại bình luận hoặc câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp ngay trong chương trình.
Cúp truyền hình: Phá thế trận 2 đấu 1, 'khủng long' Petr Rikunov giữ vững áo vàng
>>> 60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Nỗi lo từ việc 'xin - nhận' tinh trùng dễ dãi
Sáng 13.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp đánh giá công tác giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và bàn giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ ở một số công trình, dự án.Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 do UBND tỉnh giao hơn 8.311 tỉ đồng, tăng 1.200 tỉ đồng so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các ngành và địa phương hơn 7.323 tỉ đồng (đạt 88% kế hoạch). Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 2.668 tỉ đồng (đạt 91%), ngân sách tỉnh hơn 4.655 tỉ đồng (đạt 86%).Tuy nhiên, theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 7.3, kế hoạch vốn đầu tư công mới giải ngân 435,146 tỉ đồng, chỉ đạt 5,24% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh Quảng Nam giao từ đầu năm và 6,1% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.Tiến độ giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập trong công tác tổ chức triển khai tại địa phương, chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu sự sâu sát.Đáng chú ý, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Bên cạnh đó, sự phối hợp trong giải quyết khó khăn, vướng mắc giữa các đơn vị chủ đầu tư chưa kịp thời; nguồn cung vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát và đất san lấp, vẫn còn khan hiếm, tác động không nhỏ đến tiến độ triển khai công trình.Để mục tiêu giải ngân đạt 100% tổng vốn đầu tư công năm 2025, Sở Tài chính tỉnh kiến nghị cần tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cá nhân, đơn vị liên quan, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm; gắn trách nhiệm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, đơn vị được giao với tiến độ thực hiện giải ngân của từng dự án. Ngoài ra, cần kiểm điểm, phê bình đối với các trường hợp không hoàn thành kế hoạch…Phát biểu tại buổi họp, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu phải tập trung phân bố vốn đầu tư công cho hết, vốn nào không phân bố được thì phải trả lại. Trong đó vốn của Trung ương thì trả cho Trung ương, nếu huyện không phân bố được thì phải trả lại tỉnh.Ngoài ra, cần phải tập trung vào việc điều chuyển vốn, phải làm quyết liệt ngay từ đầu, nơi nào tiêu không được thì phải điều chuyển đến nơi khác để tiêu được.Tập trung khắc phục các công trình, dự án chậm tiến độ, lãng phí, phải có biện pháp, lộ trình triển khai cho từng dự án cụ thể để tháo gỡ khó khăn này.Ông Dũng cũng đề nghị, đối với chính quyền phải tăng cường lãnh đạo cụ thể, thành lập tổ công tác chỉ đạo cụ thể công việc; vướng mắc ở đâu thì phải tập trung chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ chỗ đó một cách tỉ mỉ, cặn kẽ trong từng công việc."Tôi lưu ý là phải tránh cho được cái mất dân chủ, phải công khai minh bạch, không có cá nhân trong việc đầu tư xây dựng cơ bản này. Không có sân trước sân sau, lợi ích cá nhân. Ai mà có ý định sân trước sân sau, điện gửi người này, người kia thì cứ thông tin cho tôi, tôi sẽ cương quyết xử lý dứt khoát việc này", ông Dũng nói.Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nay, nhiều công trình có vài trăm triệu, vài tỉ đồng thì không lưu tâm, để lại cuối năm thành một cục nợ lớn. "Tôi đề nghị các sở ngành làm chủ đầu tư ở một phần việc nhỏ cũng phải bắt tay vào làm ngay", ông Dũng yêu cầu."Chúng ta có tâm tư chuyện sáp nhập nhưng còn một ngày, một giờ làm việc thì cũng phải làm đến nơi, đến chốn, làm hết mình, không vì chuyện này chuyện kia. Chúng ta làm vì việc chung, vì dân, vì doanh nghiệp nên tập trung làm, làm hết sức mình", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh thêm.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, mô hình tổ chức chính quyền dù có thay đổi thế nào đi nữa, không còn huyện thì còn xã, đừng băn khoăn là đi đâu về đâu. "Công việc và nhiệm vụ không có gì thay đổi. Các công trình, dự án chậm tiến độ bằng cách nào, phương pháp gì, cách làm gì cũng phải sớm khắc phục để làm", ông Dũng yêu cầu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, yêu cầu phải xác định nhiệm vụ quan trọng của vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Đây là động lực lớn nhất để chúng ta có thể triển khai mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ năm 2025. Có thể nói trách nhiệm về giải ngân vốn đầu tư công là trách nhiệm quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.Ông Triết cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có nhiều thách thức, tác động tâm lý, nhiều vấn đề khác nhau nên rất dễ dẫn đến sao nhãng công việc. Vì vậy, trách nhiệm của UBND tỉnh, các địa phương, đặc biệt là cấp uỷ, người đứng đầu phải hết sức chú ý."Tôi đề nghị phải tập trung quyết liệt, trách nhiệm hơn, sâu sát thực tiễn hơn, thường xuyên hơn trong hoạt động cấp ủy, UBND các cấp. Đặc biệt lưu ý, tránh tình trạng hiện nay tâm lý bị tác động bởi những thông tin như hiện nay (chuyện sáp nhập – PV) dẫn đến trông chờ, làm việc cầm chừng; thậm chí có biểu hiện buông xuôi, né tránh những việc khó không làm nữa; đặc biệt không tham mưu xử lý những vấn đề vướng bận, bất cập", ông Triết nói.Theo ông Triết, đây là cuộc cách mạng để sắp xếp tinh gọn bộ máy nhưng cũng để lựa chọn cán bộ. Bởi trong thời điểm hiện nay, thái độ công việc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ không chắc chắn, sau này sẽ khó tồn tại trong bộ máy mới. Đây cũng là là tiêu chí để lựa chọn cán bộ còn lại trong bộ máy mới.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tập trung phân bố hết nguồn vốn đầu tư công trong năm 2025. "Năm ngoái, Quảng Nam là 1 trong 5 tỉnh bị Trung ương phê bình khi không phân bố hết vốn đầu tư công. Chúng ta cứ ưng ôm cục tiền trong đó, trong khi điều kiện bố trí vốn lại không hề có. Tôi đề nghị rà soát lại, cái nào không đủ điều kiện bố trí vốn trong năm 2025, nhất là nguồn vốn Trung ương thì mạnh dạn trả lại cho Trung ương. Việc mình ôn lại cục tiền như vậy là đang góp phần tham gia vào việc gây ra lãng phí", ông Triết nhấn mạnh.
Cây sanh 'khổng lồ' 70 năm tuổi thành điểm tránh nắng lý tưởng cho nhiều người
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.